Cách tính tôn lợp mái nhà: số lượng, diện tích chuẩn từ chuyên gia

Cách tính tôn lợp mái nhà: số lượng, diện tích chuẩn từ chuyên gia
Để bảo đảm độ chuẩn xác, an toàn và chất lượng cho phần mái của một công trình. Ta cần tìm hiểu cách tính tôn lợp mái nhà mà công trình đó cần chuẩn xác. Vậy làm sao để tìm được con số chính xác đó, hãy cùng Hải Hòa Phát tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Mái tôn là gì? Các loại tôn lợp mái phổ biến hiện nay.

Mái tôn hay còn gọi là tôn lợp mái, tole. Đây là một trong những loại loại vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay. Tôn thường được sử dụng để lợp mái nhà, các công trình nhằm bảo vệ công trình, nhà ở khỏi những tác động xấu từ môi trường bên ngoài cũng như thời tiết. Ví dụ như nắng, mưa gió, bão…

Theo thống kê mức độ sử dụng tôn lợp mái tại các thành phố lớn như Hà NộiTP. Hồ Chí Minh hiện nay: “Tới 70% các công trình xây dựng nhà ở và 95% các công trình nhà xưởng, nhà tiền chế đều có nhu cầu sử dụng tôn lạnh màu và tôn cách nhiệt để làm vật liệu lợp mái, làm vách ngăn, làm mái hiên, mái che sân thượng, …”

Vậy tôn lợp mái ngoài tôn lạnh màu, tôn cách nhiệt,… còn có những loại nào khác? Sau đây hãy cùng Hải Hòa Phát tìm hiểu nhé!

1.1. Tôn lạnh.

Tôn lạnh có khả năng phản xạ tối đa tia nắng mặt trời nhờ bề mặt tôn sáng bóng. Khả năng phản xạ các tia nắng mặt trời tốt so với các loại vật liệu khác như: ngói, fibro xi măng hay tôn kẽm.

Tôn lạnh sẽ có 1 lớp mạ là hợp kim nhôm kẽm. Lớp mạ này sẽ có 55% nhôm, 43,5% kẽm và silicon chỉ chiếm gần 1,5%.

Hai thành phần chính có trong tôn lạnh là nhôm và kẽm. Chúng sẽ giúp cho vật liệu này có khả năng chóng ăn mòn hiệu quả. Đặc biệt, nó còn giúp tôn lạnh tránh được các tác động xấu từ môi trường cũng như thời tiết khắc nghiệt.

Trong cùng điều kiện môi trường, loại tôn này co tuổi thọ gấp 4 lần tôn kẽm. Hơn thế, tôn lạnh tỏa nhiệt nhanh về đêm nên được rất nhiều khách hàng tiêu dùng sử dụng.

Cách tính tôn lợp mái nhà: số lượng, diện tích chuẩn từ chuyên gia

1.2. Tôn sóng ngói.

Tôn sóng ngói có hình dạng giống hoàn toàn ngói thật thông thường.

Ngày nay, tôn sóng ngói trở thành một trong những loại tôn lợp được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi cho công trình kiến trúc. Loại có nhiều mái theo kiểu nhà biệt thự hoặc mái nhà có độ dốc lớn bởi chúng mang nhiều ưu điểm vượt trội.

Tôn sóng ngói thường có trọng lượng khá nhẹ nên có thể giảm được phần trọng lượng áp lực lên khung sườn của mái, cột và móng khi lợp lên mái, không quá nặng như các loại ngói thông thường.

Vít liên kết mái tôn giả ngói với xà gồ là loại vít tự khoan, được xử lý nhiệt và mạ Zinc-Tin cường độ cao không bị gãy mũi hoặc bị trượt khi sử dụng.

Tôn giả ngói đa có màu sắc, độ dày phong phú vì vậy khách hàng có thể chọn màu sắc, độ dày phù hợp với màu sắc yêu thích của mình hoặc hợp phong thủy.

Có thể bạn quan tâm:

1.3. Tôn mạ kẽm.

Tôn mạ kẽm là vật liệu xây dựng thuộc dạng phẳng được đóng gói theo cuộn. Loại tôn này được mạ thêm một lớp kim loại kẽm bên ngoài bề mặt vật liệu nhằm bảo vệ cho lớp thép nền.

Đặc điểm đặc trưng của tôn mạ kẽm là khả năng hạn chế ăn mòn từ lớp mạ kẽm. Bên cạnh đó, giá thành của tôn mạ kẽm khá rẻ, vì vậy nó được sử dụng tương đối thông dụng với mục tiêu: lợp mái tôn tiết kiệm chi phí.

1.4. Tôn cán sóng.

Tôn mạ kẽm đơn giản hơn các loại tôn lợp mái trước. Tôn cán sóng là loại tôn mạ kẽm và được sơn phủ nhằm tạo tính thẩm mỹ cho công trình.

Loại tôn này thường được sử dụng để làm tấm lợp cho nhà dân dụng cũng như các khu xưởng công nghiệp, công trình, kho bãi.

2. Cách tính tôn lợp mái chuẩn diện tích, số lượng.

Để tính toán chính xác nhất diện tích mái tôn và vật liệu cần sử dụng cho một công trình, người ta thường tính như sau:

Cách tính tôn lợp mái nhà: số lượng, diện tích chuẩn từ chuyên gia

Ví dụ, người ta đặt ra là một công trình xây dựng trên một ô đất hình chữ nhật có diện tích mặt sàn chính xác là 96m2. Trong đó, chiều dài công trình là 12m, chiều cao từ kèo thép đến đỉnh mái tôn là 3m. Vậy diện phần mái để lợp tôn là bao nhiêu?

Theo dữ liệu, Ta có:

  • Diện tích mặt sàn: S = 96m2
  • Chiều dài L = 12m

Chiều rộng: R = S : L = 96 : 12 = 8m.

Hạ đường cao từ đỉnh tôn xuống chiều rộng sàn nhà. Đây chính là trung điểm của chiều rộng.

Một nửa chiều rộng của ngôi nhà = 4m.

Mái tôn và khung kèo thép tạo hình tam giác. Hạ đường cao kèo thép từ đỉnh xuống chân ta được hai tam giác vuông cân. Với hai cạnh góc vuông chính là đường (chiều) cao của kèo thép và nửa chiều rộng ngôi nhà.

Áp dụng công thức Pytago: b = căn ( a2+c2) =5m. Đây cũng chính là độ dài chiều dốc mái tôn.

Từ các dữ liệu trên ta có cách tính diện tích mái tôn là:

(Chiều dốc mái tôn x 2) x chiều dài mặt sàn = (5 x 2) x 12= 120m2

Với những công trinh có kích thước khác, chúng ta nên vẽ rõ mô hình như trên để dễ tính toán và áp dụng công thức. Hãy chuẩn bị cho mình một chiếc máy tính để các con số được tính toán một cách chính xác nhất, bạn nhé!

Kết

Như vậy, Hải Hòa Phát  đã cùng bạn tìm hiểu cách tính tôn lợp mái cơ bản để rút ra cách tính diện tích mái tôn cũng như là cách tính toán vật liệu để làm mái tôn. Mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích phần nào cho bạn trong việc tính toán và lập bảng dự toán cho công trình của mình.

Với mục tiêu cung cấp đến quý khách hàng sản phẩm tốt nhất – dịch vụ chuyên nghiệp nhất và giá cả cạnh tranh nhất chúng tôi không ngừng phát triển, áp dụng những công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến và hiện đại.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này, công ty chúng tôi đã và đang từng bước khẳng định chất lượng dịch vụ và uy tín tuyệt đối với khách hàng. Niềm tin của quý vị chính là động lực để chúng tôi phát triển chính mình từ đó chúng tôi ngày càng có thể phục vụ quý vị tốt hơn nữa.

LIÊN HỆ
Địa chỉ: 180 Bình thành, KP 4, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TP.HCM.
Tel: 0938 918 569
Email: [email protected]

5/5 - (1 bình chọn)
Managed by minlamdep.com