Thép cb400 là gì? Giá bao nhiêu tiền?

Thép cb400 là gì? Giá bao nhiêu tiền?
Nếu đang tìm hiểu về các loại thép xây dựng, hẳn bạn sẽ rất băn khoăn khi thấy thép thường được chia ra thành nhiều loại như SD295, SD 390, Gr60, Grade460, CB400, CB400-V, CB500-V… Bài viết dưới đây, sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về một dòng thép khá quen thuộc là CB400, để không còn băn khoăn đi tìm đáp án cho câu hỏi Thép cb400 là gì? Giá bao nhiêu tiền?

Thép cb400 là gì? 

Thép là loại hợp kim được cấu tạo từ cabon và sắt, sau đó được đưa vào nung trong lò ở nhiệt độ cao. Là nguyên vật liệu không thể thiếu trong quá trình xây nhà, chung cư… thép đóng vai trò vô cùng quan trọng vì giống như “xương sống” chống đỡ cho toàn bộ công trình.  Nếu chẳng may mua sai loại thép hoặc mua phải thép dởm chắc ngắn ngôi nhà của bạn sẽ không thể vững trải, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về của và người.

Trước khi tung ra thị trường, tất cả các loại thép đều được gắn “mác thép”, với người tiêu dùng (không phải kỹ sư xây dựng) việc đọc hiểu mác thép khá khó khăn, thậm chí không ít người vô cùng bối rối và không hiểu chúng có ý nghĩa gì. Hiện nay, có rất nhiều tiêu chuẩn được các nhà sản xuất áp dụng trong quá trình sản xuất thép, chẳng hạn: Tiêu chuẩn Việt Nam, Mỹ, Nga, Nhật, Anh… Mỗi tiêu chuẩn sẽ có một ký hiệu khác nhau. Ký hiệu này được in lên mác thép để thể hiện “tiêu chuẩn sản xuất” riêng của từng dòng thép. Hiểu một cách đơn giản, mác thép chính là thuật ngữ được sử dụng để thể hiện cường độ chịu lực của thép, cho khách hàng biết được sản phẩm thép đó có khả năng chịu lực lớn hay nhỏ. Thông số này có ý nghĩa rất lớn đến tính ứng dụng thực tế của sản phẩm và tính an toàn trong quá trình xây dựng.

Những loại thép thông thường trong ngành xây dựng hầu hết đều có kí hiệu là CB hoặc SD. Trong đó, SD là kí hiệu tên gọi theo tiêu chuẩn Nhật Bản (JIS), các con số phía sau kí hiệu này (295, 390, 490…) thể hiện cường độ thép (giới hạn chảy của thép). Ví dụ: thép SD 490 có nghĩa là thép có cường độ 490N/mm2.

CB là ký hiệu thể hiện cấp độ bền của thép.  C là viết tắt của cấp, B là viết tết của độ bền. Các kí hiệu này tuân thủ theo quy chuẩn tại Việt Nam TCVN 1651-2:2008. Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các loại được cung cấp ở dạng thẳng (thường là thép thanh vằn). Trong một số trường hợp cụ thể thì nó cũng được áp dụng cho các thanh vằn dạng cuộn và các sản phẩm được nắn thẳng. Cũng như các con số phía sau thép SD, Những con số ở phía sau thép CB như: 300, 400, 500…  …cũng thể hiện cường độ thép (giới hạn chảy của thép).

Dưới đây là một số tiêu chuẩn mác thép của thép Việt Nhật:

Do đó, nếu là thép CB400 có nghĩa là cường độ 400 N/mm2. Điều này có nghĩa là: nếu một cây sắt có diện tích mặt cắt ngang là 1mm2 thì nó sẽ chịu được một lực kéo hoặc nén là khoảng 400N (400kg)

Đây là thông số khá đặc trưng cho khả năng chống chịu của thép dưới tác động ngoại lực và những tác động khác từ môi trường bên ngoài. Một số dòng thép còn có thêm kí hiệu “V” ở cuối, đây là viết tắt của các thép thanh vằn.

Tùy theo công trình xây dựng mà khách hàng có thể chọn loại thép phù hợp. Nếu xây các công trình nhà ở, dân dụng đơn giản (dưới 7 tầng) thì có thể chọn các loại thép có cường độ thấp như CB300, SD295…

Nếu xây dựng các công trình lớn, cao tầng (trên 7 tầng), công trình thủy điện… thì các loại thép có cường độ cao như CB400 hoặc SD390, CD500, SD490… chính là lựa chọn mà bạn không nên bỏ qua.

Thép CB400 giá bao nhiêu tiền?

Giá thép CB400 hiện nay không đồng nhất giữa các thương hiệu, tùy theo dòng thép CB400 của hãng nào như Pomina, Việt Nhật, Hòa Phát… sẽ có báo giá khác nhau. Tuy nhiên, mức chênh lệch không nhiều, hầu hết đều có mức giá hợp lý, vừa túi tiền nên bạn không cần phải quá lo lắng khi mua thép CB400 cho các công trình xây dựng dân dụng, hạ tầng giao thông, công nghiệp…

Các công ty sản xuất thép ở nước ta hiện nay đã không ngừng đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, đội ngũ công nhân viên tay nghề cao để cho ra đời các sản phẩm chất lượng cao, đáp án nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, trước sự đa dạng về các dòng thép khác nhau, người mua cần tìm hiểu kỹ về các ký hiệu quy ước, ghi nhãn, và có kiến thức nhất định về dòng thép mình định chọn mua để tránh trường hợp bị lừa mua phải các sản phẩm hàng dởm, nhái, kém chất lượng.

Mong rằng qua bài viết trên bạn đã tìm được đáp án cho cầu hỏi Thép cb400 là gì? Giá bao nhiêu tiền? và không còn thắc mắc nữa. Chúc bạn sớm tìm được sản phẩm thép phù hợp để công trình xây dựng của mình được hoàn thành bền đẹp và trường tồn mãi cùng thời gian.

5/5 - (1 bình chọn)