1. Cường độ chịu kéo của thép là gì?
Cường độ chịu kéo hay còn được gọi là độ bền kéo. Đây là một trong những tính chất quan trọng nhất của thép không chỉ nhà sản xuất mà cả người tiêu dùng, chủ thầu cũng rất quan tâm khi nghiên cứu và ứng dụng loại vật liệu này trong các sản phẩm thực tế.
1.1. Cường độ chịu kéo của vật liệu.
Cường độ chịu kéo của vật liệu nói chung chính là đặc tính chịu được lực kéo đứt vật liệu.
Nhắc đến cường độ chịu kéo của vật liệu, số lượng ứng suất kéo căng hay kéo dài mà vật liệu có thể chịu đựng được trước khi nó bị nứt, vỡ hoặc bị kéo đứt hoàn toàn thường được người ta đề cập đến.
Công thức tính độ bền kéo cuối cùng của vật liệu:
Độ bền kéo cuối cùng = chia diện tích vật liệu được thử nghiệm trên mặt cắt ngang bằng ứng suất đặt trên vật liệu.
Độ bền kéo của vật liệu là thước đo quan trọng về khả năng thực hiện của vật liệu trong một ứng dụng. Đây cũng là phép đo được sử dụng rộng rãi khi mô tả các tính chất của kim loại và hợp kim trong xây dựng.
1.2. Cường độ chịu kéo của thép.
Cường độ chịu kéo của thép là một trong những đặc tính cơ tính quan trọng của thép. Từ cường độ chịu kéo đó, ta có thể tính toán sử dụng thép sao cho công trình của mình sao cho hợp lý.
Cường độ chịu kéo của thép là đặc tính chịu được lực kéo đứt của thép. Thông thường đơn vị tính là kg/cm2 hoặc N/mm2.
Cường độ chịu kéo của thép được tính bằng cách sử dụng lực tác động tăng dần lên vật liệu đến khi thép (ở dạng sợi hoặc trụ) bị đứt.
2. Cách đo độ bền kéo của thép như thế nào?
Để đo được độ bền kéo của thép, người ta đặt mẫu thử vào hàm máy kéo. Sau đó, thực hiện quá trình kéo căng mẫu thử bằng cách phân tách dần hàm. Thực hiện kéo căng mẫu thử để đo lực cần thiết để phá vỡ mẫu thử.
Khi ứng suất kéo căng được sử dụng cho các mẫu thử bằng thép. Các mẫu thử sẽ bị biến dạng hoặc giãn ra. Khi đạt đến một độ căng nhất định, kim loại sẽ trở lại độ dài ban đầu của nó.
Khả năng chống đứt gãy dưới ứng suất kéo là một trong những đặc tính quan trọng của thép.
Khả năng này được dùng rộng rãi nhất trong đo lường vật liệu nói chung, thép nói riêng để sử dụng trong các ứng dụng kết cấu. Độ bền kéo là quan trọng trong việc sử dụng vật liệu giòn hơn là vật liệu dẻo. Độ bền kéo có thể được sử dụng dưới dạng ứng suất thực sự hoặc ứng suất kỹ thuật.
Có thể bạn quan tâm:
3. Bảng tra cường độ chịu kéo của thép chi tiết cùng Hải Hòa Phát.
4. Ứng dụng cường độ chịu lực kéo của thép trong sản xuất bu lông.
Bulông là một trong những loại vật liệu được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng ngày nay.
Trong kết cấu thép có nhiều loại như bu long thường, bu long tinh chế, bu long cường độ cao. Trong đó, bu long thường và bu long cường độ cao là hai loại bu long được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Bu lông thường
Bu lông thường được sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM A307. Vật liệu sản xuất bu lông này là loại thép có hàm lượng carbon và cấp độ bền thấp.
Cường độ chịu kéo của loại thép dùng để chế tạo bu lông thường là Fub = 420Mpa.
Bu lông cường độ cao
Bu long cường độ cao thường được sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM A325/A325M hoặc tiêu chuẩn A490/490M bằng loại thép có cấp độ bền cao.
Cường độ chịu kéo của loại thép dùng để sản xuất là Fub = 830Mpa.
Bu lông có đường kính từ 16mm tới 27mm và Fub = 725Mpa.
Với các bulông có đường kính từ 30 tới 36mm.
5. Đơn sản xuất sắt thép với chất lượng thép cao cấp
Công Ty TNHH Một Thành Viên Hải Hòa Phát chuyên kinh doanh các mặt hàng: Sắt thép xây dựng, thép miền nam, thép Nhật Việt, thép Pomina, thép cuộn các loại, đinh kẽm,….
Với mục tiêu cung cấp đến quý khách hàng sản phẩm tốt nhất – dịch vụ chuyên nghiệp nhất và giá cả cạnh tranh nhất chúng tôi không ngừng phát triển, áp dụng những công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến và hiện đại.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này, công ty chúng tôi đã và đang từng bước khẳng định chất lượng dịch vụ và uy tín tuyệt đối với khách hàng. Niềm tin của quý vị chính là động lực để chúng tôi phát triển chính mình từ đó chúng tôi ngày càng có thể phục vụ quý vị tốt hơn nữa.