Bê tông cốt thép là gì?

Bê tông cốt thép là gì?
Trong xây dựng, chúng ta thường nghe nhắc đến khái niệm “Bê tông cốt thép”. Nhưng thực tế, rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ bê tông cốt thép là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Bê tông cốt thép là gì?

Bê tông cốt thép là một vật liệu composite kết hợp giữa bê tông và thép. Trong đó cả 2 vật liệu này cùng tham gia chịu lực. François Coignet, nhà tư bản công nghiệp người Pháp được xem là người tiên phong trong việc kết hợp cốt thép và bê tông đúc sẵn. Sau đó, Coignet là người đầu tiên sử dụng sắt cho bê tông khi xây dựng công trình nhà ở dân dụng. Tuy nhiên, lúc này mục đích của Coignet khi kết hợp 2 vật liệu này chỉ là giúp các bức tường bê tông đứng thẳng, không bị nghiêng, lộn nhào, không mang tính chất tăng cường độ kéo cho bê tông.

Phải đến giữa thế kỷ XIX, nhà thầu xây dựng người Anh tên William B. Wilkinson mới dần khám phá ra công dụng tăng khả năng chịu kéo khi kết hợp thép và bê tông. Tuy nhiên, Joseph Monier, một nhà làm vườn người Pháp, mới là người được biết đến là nhà phát minh chính của bê tông cốt thép. Từ đó, bê tông cốt thép được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng từ các công trình nhà ở nhỏ đến những công trình công cộng lớn.

Bê tông cốt thép là gì?

Ưu và nhược của bê tông cốt thép

Ở điều kiện thường, khi kết hợp bê tông và cốt thép sở hữu những đặc điểm sau:

  • Lực bám dính của bê tông và cốt thép là lớn. Nó được hình thành trong quá trình bê tông được đông cứng, cốt thép không bị tuột ra ngoài trong quá trình chịu lực.
  • Giữa 2 loại vật liệu bê tông và thép không có phản ứng hóa học nào làm ảnh hưởng đến chất lượng của từng vật liệu. Bên cạnh đó, cốt thép được đặt ở bên trong bê tông còn được bảo vệ khỏi sự ăn mòn do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài.
  • Hệ số giãn nở của bê tông và thép xấp xỉ nhau. Do đó, trong môi trường thông thường với nhiệt độ dưới 100 độ C thì sự kết hợp giữa bê tông và cốt thép sẽ không bị ảnh hưởng.
  • Bê tông và cốt thép kết hợp với nhau có khả năng cộng hưởng lợi ích đáng kể. Bê tông có khả năng chịu nén tốt và thép khi được đưa vào bê tông sẽ khắc phục được tình trạng khả năng chịu kéo kém. Trong kết cấu, bê tông chịu ứng suất nén còn cốt thép chịu ứng suất kéo. 2 vật liệu này sẽ “phô diễn” hết ưu thế của mình khi được mix với nhau.

Ưu điểm của bê tông cốt thép:

  • Giá thành rẻ: Giá thành sản xuất bê tông cốt thép không quá lớn, chủ yếu được tạo thành từ các vật liệu có sẵn như: Đá, sỏi, cát, xi măng, thép…
  • Chịu lực lớn: So với các vật liệu khác như: Gạch, đá, gỗ, khả năng chịu lực của bê tông cốt thép lớn hơn rất nhiều.
  • Độ bền cao: Bê tông có khả năng chịu ăn mòn, xâm thực, tác động từ môi trường bên ngoài rất lớn, chi phí bảo dưỡng không đáng kể.
  • Tạo hình dễ dàng: Vì bê tông cốt thép là sản phẩm nhân tạo nên tùy nhu cầu, mục đích, chúng ta có thể dễ dàng tạo hình tùy ý nhờ vào hệ thống ván khuôn.
  • Chống cháy: Bê tông cốt thép hoàn toàn không bị cháy trong môi trường nhiệt độ dưới 400 độ C.
  • Hấp thu năng lượng tốt: bê tông cốt thép có khối lượng lớn nên có thể hấp thụ lực xung kích tốt.

Bê tông cốt thép là gì?

Nhược điểm của bê tông cốt thép

  • Nặng nề: Kết hợp nhiều vật liệu có khối lượng nặng nên khối lượng của bê tông cốt thép khá lớn.
  • Thi công lâu: Bê tông cần một khoảng thời gian để đông cứng, nếu gặp môi trường, thời tiết không phù hợp, quá trình đông cứng có thể bị ảnh hưởng, tác động xấu đến chất lượng bê tông cốt thép.
  • Khó tái tạo sử dụng: Tháp dở vận chuyển bê tông cốt thép khó khăn, tốn kém nên phần lớn bê tông cốt thép không được tái sử dụng.
  • Chi phí ván khuôn: Để tạo hình được bê tông cốt thép như mong muốn cần sự hỗ trợ của hệ thống ván khuôn. Do đó, chúng ta sẽ phải mất một khoản chi phí cho việc đầu tư ván khuôn này.

Bài viết đã cung cấp một số thông tin liên quan đến chủ đề bê tông cốt thép là gì. Hi vọng rằng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại vật liệu thông dụng này. Nếu còn bất cứ băn khoăn, lo lắng nào, các bạn có thể liên hệ đến hotline 0938 918 569 để được tư vấn và hỗ trợ tận tình.