Thép cán nóng là gì? Giá bao nhiêu tiền?

Thép cán nóng là gì? Giá bao nhiêu tiền?

Đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành xây dựng, thép là nguyên vật liệu khá đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã. Do đó, với những người không chuyên trong lĩnh vực này, việc phân biệt các dòng thép là vô cùng khó khăn. Thép cán nóng là gì? Giá bao nhiêu tiền? cũng là một vấn đề được thắc mắc khá nhiều. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích nhé.

Thép cán nóng là gì?

Thép cán nóng (Hot Roll Steel) hay thép cán nguội (Cold Roll Steel) thực chất không phải là tên riêng của bất kì loại thép nào mà là  1 giai đoạn trong quy trình sản xuất sắt thép. Giai đoạn này mang tính quyết định nên loại thép thành phẩm được sử dụng với nhu cầu gì. Tùy vào mục đích sử dụng là loại thép có hình dạng, kích thước, lý tính như thế nào mà mà nguyên liệu sẽ tùy vào khâu cán nóng hay án nguội để tạo ra những sản phẩm như ý.

Theo đó, thép cán nóng là thép được nấu chảy và được biến đổi hình dạng ở nhiệt độ cao (thường hơn 1000 độ C),  sau đó được đục, cán, đến giai đoạn cuối cùng là vệ sinh thành phẩm, xuất xưởng ra thị trường. Thành phẩm này có thể là nguyên liệu của quá trình sản xuất cán nóng tiếp theo như phôi, dầm (để sản xuất re-bar, rod) hoặc cũng có thể nguyên liệu để sản xuất thép cán nguội như thép cuộn, thép tấm (để cán nguội ra metal sheet mỏng hơn).

Thép nguội được tạo ra bằng cách  giảm dần độ dày thép ở nhiệt độ thấp hơn và đôi khi gần với nhiệt độ phòng. Quy trình này không làm thay đổi cấu tạo vật chất thép mà chỉ làm biến dạng, hơn nữa cũng giúp thép khỏe và cứng hơn so với trước đó. Quy trình cán nguội thường dùng các dung dịch chuyên dụng để làm mát, nhằm kiểm soát nhiệt độ giảm đều, đảm bảo duy trì kết cấu thép bên trong và bề mặt thép không bị đứt gẫy…

Do ảnh hưởng từ quá trình sản xuất, nhiệt độ đang nóng tự nguội đi nên thép cán nóng sẽ có dung sai lớn hơn, tự biến dạng và rất khó có thể kiểm soát được. Loại thép này thường có độ dày khoảng 0,9mm đến 1.00 mm (1 ly) trở lên, bề mặt rất thô với màu sắc đặc trưng là xanh xám. Thép cán nóng có thể để ngoài trời một thời gian dài mà không cần bảo quản kỹ lưỡng.

Hiện nay, ở nước ta, vẫn chưa có đơn vị nào sản xuất được thép cán nóng và chỉ  được nhập về từ nước ngoài. Phần lớn loại thép nhập về thường ở dạng cuộn dễ bị rỉ sét do bị oxy hóa, ban đầu có màu xanh xám nhưng để lâu sẽ chuyển sang màu đỏ sét, được dùng nhiều trong ngành xây dựng, đóng tàu…

Dù là thép cán nóng hay cán nguội đều được sản xuất thông qua quy trình như sau:

Giai đoạn 1: Xử lý quặng

Quặng được khai thác từ mỏ kết hợp với một số phụ gia khác như than cốc, đá vôi… sẽ được cho vào lò nung. Nhiệt độ của lò nung sẽ được định sẵn để có thể làm tan chảy nguyên liệu.

Giai đoạn 2: Tạo dòng thép nóng chảy

Sau khi dòng thép nóng chảy hình thành sẽ được dẫn đến lò cơ bản hoặc lò hồ quang điện. Tại các lò này kim loại sẽ được tách và xử lý tạp chất, đồng thời tạo sự tương quan hóa học giữa kim loại.  Giai đoạn này sẽ quyết định loại thép được sản xuất ra là loại gì, kết cấu, độ bền ra sao…

Giai đoạn 3: Đúc tiếp nhiên liệu

Thành phẩm thu được từ giai đoạn 2 sẽ được ưa đến lò đúc phôi. Từ lò đúc phôi này sẽ tạo ra 3 loại phôi chính là phôi phiến, phôi thanh và phôi bloom, tùy vào loại phôi gì sẽ được sử dụng để tạo ra những nguyên liệu thép thành phẩm khác nhau. Phôi sẽ được chia ra làm 2 loại:

  • Phôi nóng: phôi luôn duy trì ở nhiệt độ cao sau khi được đưa ra từ lò đúc phôi và đưa vào cán thành thép cán nóng
  • Phôi nguội:  trạng thái phôi sẽ được làm nguội sau quá trình tạo phôi, phôi nguội này sẽ lại được làm nóng tại các nhà máy và cán tạo thành sản phẩm.

Giai đoạn 4: Cán tạo thành phẩm

Đây chính là bước cuối cùng để tạo thành các dòng thép trên thị trường như thép xây dựng, thép tấm, thép ray, thép ống và nhiều loại khác.

Thép cán nóng thường được dùng để làm gì? Giá bao nhiêu tiền?

Nếu như sản phẩm thu được từ thép cán nguội là các tấm phẳng như thép tấm, thép cuộn, thép tấm phẳng mỏng, các sản phẩm có bề mặt láng mịn, các chi tiết hình tròn, vuông… thì thép cán nóng thường được ứng dụng làm đường ray xe lửa, các loại dầm thép hình chữ L, H, tôn lợp.  Ngoài ra, thép cán nóng còn là nguyên liệu để tiếp tục sản xuất ra thép ống hàn, thép ống đúc hoặc phục vụ cho cho ngành công nghiệp xe hơi.

Hiện nay, trên thị trường, thép cán nóng có giá bán cao hơn so với thép cán nguội. Trung Quốc, Hồng Kông, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản… là những quốc gia có sản lượng sản xuất thép cán nóng hàng đầu trên thế giới. Gía thép cán nóng toàn cầu cũng có những dao động lên xuống tùy vào nhiều nguyên nhân khác nhau như kinh tế, chính trị, chiến tranh, nhu cầu của các nước khác…

Hi vọng qua bài viết trên bạn đã biết được Thép cán nóng là gì? Giá bao nhiêu tiền? và có thêm những thông tin hữu ích cho mình.

5/5 - (1 bình chọn)